Visa Schengen là gì? Khối Schengen bao gồm những nước nào ở châu Âu?

16:37 18/10/2023

Bạn có dự định đi du lịch Châu Âu, đặc biệt là ở các quốc gia thuộc khối Schengen? Hãy xem qua bài viết tổng hợp thông tin xin visa Schengen mới nhất từ VBI nhé!

1. Visa Schengen là gì?

1.1. Khối Schengen là gì? 

Khối Schengen là khu vực gồm 27 quốc gia châu Âu, cho phép người dân của các nước thành viên, người bên ngoài khối có quyền cư trú hợp pháp tại các nước thành viên, và du khách được cấp visa Schengen di chuyển, đi lại tự do trong toàn bộ vùng lãnh thổ của các nước thành viên mà không phải chịu sự kiểm soát biên giới giữa các nước trong khối Schengen. 

1.2. Các nước thành viên khối Schengen

Danh sách 27 nước thành viên chính thức của khối Schengen: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein và Croatia.

1.3. Phân biệt khối Schengen và Liên minh châu Âu (EU)

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa khối Schengen và EU (Liên minh châu Âu). Bạn cần nắm rõ rằng hai nhóm này không phải là một. 

✓  Liên minh châu Âu (European Union – viết tắt EU): Đây là một liên minh gồm 27 nước châu Âu, hợp tác sâu sắc về kinh tế và chính trị, có bộ máy chính trị chung và hệ thống pháp luật rõ ràng, nghiêm ngặt bắt buộc các nước thành viên phải tuân thủ. Trên trường quốc tế, trong hầu hết các hoạt động hợp tác về kinh tế, chính trị, EU được xem là một quốc gia thống nhất, một thị trường chung. Ủy ban châu Âu (European Commision) bao gồm các ủy viên từ 27 nước thành viên, đại diện cho toàn bộ liên minh châu Âu để làm việc với các nước bên ngoài.

✓ Khối Schengen: Hiệp ước Schengen là hiệp ước đơn thuần tập trung duy nhất vào sự tự do di chuyển, đi lại giữa các nước thành viên. Mỗi nước sẽ tự chủ động về chính sách chính trị, kinh tế của mình để tận dụng được tốt nhất sự tự do biên giới trong khối Schengen.

Khối Schengen và EU đều ho phép công dân trong khối di chuyển, đi lại tự do giữa các nước trong khối. Tuy nhiên, khối Schengen chỉ nhắm đến mục đích di chuyển thường xuyên và ở lại ngắn hạn, tối đa 90 ngày (cho mỗi giai đoạn 180 ngày) tại một quốc gia trong khối. Trong khi đó, EU sẽ cho phép người dân của một nước còn có quyền ở lại lâu dài cho mục đích sinh sống, học tập, làm việc, và thậm chí là định cư tại một nước thành viên khác. Trong đó: 

22 quốc gia vừa là thành viên Schengen và là thành viên EU

Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Đức, Estonia, Hà Lan, Hungary, 

Hy Lạp, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Pháp, Phần Lan, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Ý

4 quốc gia là thành viên Schengen nhưng không phải thành viên EU

Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sỹ

5 quốc gia không phải là thành viên Schengen nhưng là thành viên EU

Bulgaria, Croatia, Cyprus, Ireland, Romania.

15 quốc gia / vùng lãnh thổ châu Âu không thuộc Schengen, không thuộc Liên minh châu Âu (EU)

Albania, Andorra, Belarus, Bosnia and Herzegovina Kosovo, Moldova, Monaco, Montenegro North Macedonia, Nga, San Marino, Serbia, Ukraine, Anh quốc, Vatican City (Holy See)

2. Visa Schengen

Visa Schengen là visa cho phép bạn được nhập cảnh vào 26 quốc gia nằm trong khối Schengen. Hiệp định của khối Schengen được thực thi từ ngày 26/03/1995. Những nước thuộc khối Schengen yêu cầu khách du lịch xin một visa chung, cho phép nhập cảnh vào khối. Những nước này đã đạt thỏa thuận chung về điều kiện được nhập cảnh và sử dụng cùng một mẫu đơn xin visa.

2.1. Kinh nghiệm xin visa Schengen

Nhưng để biết bạn có thể xin visa châu Âu ở Đại sứ quán/Lãnh sự quán nào, bạn cần biết chuyến đi của mình rơi vào trường hợp nào sau đây:

✓ Để xin visa các nước vừa là thành viên Schengen: Bạn có thể xin visa Schengen.

Lưu ý rằng do visa khối Schengen có thể dùng để đi được tất cả các nước trong khối, nên việc xác định được lãnh sự quán mà bạn định xin visa là điều rất quan trọng. Việc xin visa vào nước nào phụ thuộc lịch trình chuyến đi. Bạn cần xin visa vào nơi bạn nhập cảnh đầu tiên hoặc có thời hạn lưu trú dài nhất. 

  • Nếu chỉ đến 1 nước, phải xin visa ở nước đó.
  • Nếu đến 2 nước trở lên, bạn cần xin visa ở nước mà bạn lưu trú lâu nhất. Ví dụ: Nếu bạn nhập cảnh vào Tây Ban Nha đầu tiên và có thời gian lưu trú lâu nhất tại nước này, bạn sẽ cần xin visa Tây Ban Nha. Chẳng hạn, bạn đi châu Âu hai tuần, trong đó có 6 ngày ở Pháp, 4 ngày ở Hà Lan và 4 ngày ở Italia thì nên xin visa vào Pháp. Vé máy bay cũng đến Pháp đầu tiên. Nếu bạn xin ở Hà Lan, nhưng vào Pháp trước tiên, tỷ lệ visa thành công có thể sẽ thấp.
  • Nếu thời gian lưu trú ở các nước bằng nhau, hãy xin visa ở nước mà bạn đến đầu tiên.

✓ Để xin visa các nước là thành viên EU nhưng không phải là thành viên Schengen (Bulgaria, Croatia, Cyprus, Ireland, Romania… ): Bạn phải đến đúng Đại Sứ Quán của nước đó để xin visa 

2.2. Phân biệt các loại visa Schengen

Visa Schengen có 3 loại chính là A, C và D. 

✓ Visa Schengen loại A: Đây là transit visa. Tức là chỉ có hiệu lực dành cho người bay từ 1 nước không thuộc khối Schengen đi sang 1 quốc giá khác (cũng không thuộc khối Schengen) nhưng lại quá cảnh tại khối Schengen. Lúc đó bạn cần làm visa transit Châu Âu.Hiện visa Schengen loại A không áp dụng cho công dân Việt Nam. 

✓ Visa Schengen loại C: Thị thực ngắn hạn với thời gian lưu trú tối đa 90 ngày trong 6 tháng kể từ khi được cấp visa. Đây là loại visa bạn có thể dùng để đi du lịch, thăm thân hoặc quá cảnh.

  • Single visa: chỉ có hiệu lực vào 1 lần, và ra khỏi khối 1 lần

  • Double visa: có hiệu lực vào 2 lần, và ra khỏi khối 2 lần. Điều kiện thời điểm ra và vào vẫn còn hiệu lực thời gian (còn hạn sử dụng).

  • Multi visa: được ra vào nhiều lần trong khối.

✓ Visa Schengen loại D: Thị thực dài hạn, có hiệu lực 180 ngày, áp dụng cho mục đích công tác, học tập, nghiên cứu hoặc trường hợp được cấp giấy phép cư trú. 

2.3. Hồ sơ xin visa Schengen

Tham khảo danh sách giấy tờ cần chuẩn bị dưới đây:

Giấy tờ

Danh sách

Giấy tờ nhân thân

  • Mẫu đơn xin thị thực Schengen (Tờ khai xin cấp thị thực Schengen)
  • Ảnh (3.5×5.5)
  • Passport (Original, Copy) còn thời hạn ít nhất 6 tháng, còn ít nhất 2 trang trắng. Nộp bản chính và bản photocopy tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có).
  • Chứng minh thư nhân dân (Copy)
  • Sổ hộ khẩu (dịch thuật và công chứng tiếng Anh)

Giấy tờ chứng minh tài chính

  • Xác nhận ngân hàng về tiền gửi tiết kiệm. Bạn nên có một sổ tiết kiệm giá trị tầm 100-200tr, và đã gửi được từ 3 tháng trở lên.
  • Sao kê thẻ tín dụng trong vòng 3 tháng: Phải có xác nhận của ngân hàng, hoặc bạn có thể in các giao dịch hàng tháng cũng được.
  • Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng: Đây là tài khoản trả lương để chứng minh thu nhập từ lương hàng tháng của bạn, có xác nhận từ ngân hàng.

Giấy tờ chứng minh công việc

  • Hợp đồng lao động, giấy đăng ký kinh doanh (bản copy)
  • Đơn xin nghỉ phép được chấp nhận của công ty đang làm việc (nếu là sinh viên bạn cần có xác nhận của trường đang học) 
  • Phiếu lương 3 tháng gần nhất (có xác nhận của công ty).

Giấy tờ cho chuyến đi

  • Chứng nhận bảo hiểm du lịch: hiện nay có rất nhiều công ty bảo hiểm cung cấp loại bảo hiểm này, bạn có thể mua ở đâu cũng được. Tuy nhiên bảo hiểm phải có mức trách nhiệm ít nhất 30.000 Euro tương đương gói B bảo hiểm du lịch quốc tế VBICare. 
  • Bản in vé máy bay điện tử, xác nhận đặt phòng cho toàn bộ nơi ở trong suốt cuộc hành trình. Để đảm bảo độ tin cậy, với vé máy bay khứ hồi, các bạn đặt ở chế độ thanh toán sau (của Vietnam Airlines), còn đặt phòng các bạn đặt chi tiết cho từng thành phố mà mình đến và nghỉ lại phù hợp với lịch trình gửi trong hồ sơ.
  • Kế hoạch chi tiết cho toàn bộ chuyến đi. Bạn có thể lên mạng search các điểm danh lam thắng cảnh hoặc xem Kinh nghiệm du lịch Schengen, rồi bố trí chia đều các ngày để làm lịch trình.
  • Thư bày tỏ (letter of expression): Đây là một bức thư bằng tiếng Anh để bày tỏ mong muốn được đi du lịch châu Âu và cam kết sẽ tuân thủ mọi quy định của nước sở tại.

Lưu ý khi nộp hồ sơ xin visa Schengen:

✓ Cần mang hết cả bản chính đi để nhân viên LSQ đối chiếu, sau đó họ sẽ trả lại bản chính cho bạn ngay.

✓ Tất cả hồ sơ in mới và bản sao (photocopy) đều phải trình bày trên khổ A4.

✓ Với một số trường hợp đặc biệt như người trên 70 tuổi, ngoài những giấy tờ cơ bản, hồ sơ xin visa Schengen bắt buộc phải có chứng nhận đủ sức khỏe đi máy bay của bác sĩ tại bệnh viện: Raffles Medical hoặc Family Medical Practice tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.

2. 4. Thủ tục xin visa Schengen

Tùy quốc gia muốn xin visa Schengen, bạn sẽ phải nộp hồ sơ cho đại sứ quán quốc gia đó hoặc tại hai trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin visa Schengen tại Việt Nam là VFS và TLS. Địa chỉ cụ thể phụ thuộc vào quốc gia muốn xin visa. 

Quốc gia muốn xin visa Schengen

Địa chỉ nộp hồ sơ

Các nước thuộc khối Schengen (trừ Pháp)

Trung tâm VFS tại https://www.vfsglobal.com/ 

Pháp

Trung tâm TLS tại https://fr.tlscontact.com/vn

Lưu ý trước khi đến nộp hồ sơ trực tiếp, bạn phải đặt lịch hẹn online. Đây là điều kiện xin visa du lịch châu Âu cơ bản và bắt buộc. Sau khi hoàn thành các bước, bạn nhớ in giấy hẹn ra và chờ đến ngày nộp hồ sơ thì có mặt đúng giờ đã hẹn.

Ngoài ra, để chuẩn bị tác phong tốt nhất, bạn nên có mặt sớm hơn khoảng 15 phút, ăn mặc lịch sự. Trang phục là yếu tố gây thiện cảm đầu tiên, góp phần giúp mọi việc sau đó diễn ra thuận lợi hơn (Lưu ý ngoài những giấy tờ được yêu cầu, bạn nên mang theo CMND bản gốc, đề phòng khi được yêu cầu xuất trình). 

3. Thời gian xét duyệt và lệ phí xin visa Schengen

Quy trình xét duyệt visa Schengen sẽ diễn ra trong khoảng 15 ngày. Trong trường hợp thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng và cần được xác minh kỹ, thời gian sẽ kéo dài hơn thường lệ. Do đó, để đảm bảo hoàn thành thủ tục xin visa Schengen đúng hạn, bạn nên chuẩn bị trước đó một thời gian (khoảng 2 tháng).

Để nộp hồ sơ xin cấp visa, bạn phải thanh toán phí thị thực (dành cho quá trình xét duyệt hồ sơ của cơ quan lãnh sự quán) và phí dịch vụ (dành cho việc nộp hồ sơ tại trung tâm tiếp nhận).

Dưới đây là bảng phí thị thực Schengen do trung tâm VFS cung cấp, tương tự tại TLScontact: 

Trẻ em dưới 6 tuổi và một số trường hợp cụ thể sẽ được miễn phí thị thực Schengen như học sinh, sinh viên, sinh viên tốt nghiệp đại học và giáo viên đi kèm những người sang theo mục đích học tập hoặc đào tạo; người đại diện của các tổ chức phi lợi nhuận dưới 25 tuổi tham gia các hội nghị, hội thảo, thể thao, văn hóa và các sự kiện giáo dục được tổ chức bởi các tổ chức phi lợi nhuận…

  • Phí dịch vụ tại VFS là 607.000 VNĐ, trong khi tại TLScontact là 665.000 VNĐ. 
  • Tính thêm chi phí dịch thuật, công chứng, bạn sẽ tốn khoảng 3.000.000 VNĐ cho việc xin visa Schengen tự túc. 

4. Kinh nghiệm xin visa Schengen thành công 

✓ Thông tin nhất quán là điều quan trọng. Các hồ sơ khai visa lần đầu và các lần sau phải thống nhất. Chẳng hạn bạn từng đi châu Âu, visa Schengen lần đầu do công ty du lịch khai, còn lần sau bạn tự khai. Giữa hai bản này nếu khác biệt, bạn có thể bị trượt visa.

✓ Tài sản nhiều không đảm bảo cho việc đạt visa. Nhiều du khách thường mắc sai lầm khi nộp visa Schengen là chứng minh sự giàu có của bản thân và gia đình. Họ có thể mượn tiền để dồn làm sổ tiết kiệm. Nhưng nhiều khi việc chứng minh thu nhập không thật sẽ dẫn đến những điều thiếu logic trong hồ sơ.

✓ Trung thực là điều kiện quan trọng nhất và là yếu tố quyết định bạn có được visa hay không. Nếu nhân viên của sứ quán phát hiện sự không trung thực, bạn có thể còn bị từ chối vĩnh viễn nhập cảnh vào khối Schengen, dù có làm hồ sơ xin visa bao nhiêu lần.

✓ Khi đến nộp visa, lưu ý đúng giờ và cư xử đúng mực. Cách hành xử của bạn tại đại sứ quán hay văn phòng đại diện làm visa cũng sẽ quyết định một phần tỷ lệ thành công.

✓ Trường hợp trượt visa, tùy đại sứ quán sẽ có giải thích lý do. Du khách có thể căn cứ vào các lý do này và dựa vào bằng chứng của cá nhân để có thể khiếu nại ngược với các đại sứ quán.

✓ Mua bảo hiểm du lịch quốc tế: Lưu ý rằng Visa Schengen thuộc hàng khó xin do yêu cầu rất nhiều điều kiện, kèm theo tình trạng hiện nay an ninh bất ổn khiến việc xét duyệt visa càng gắt gao hơn, đặc biệt với những người người trẻ tuổi chưa từng đi nước ngoài và không có nhiều ràng buộc tại Việt Nam. Khi đó, việc tham gia Bảo hiểm du lịch quốc tế là một trong những điều kiện cần thiết để gia tăng uy tín hồ sơ xin visa của bạn. 

Mua Bảo hiểm du lịch quốc tế là điều kiện "bắt buộc" khi xin Visa Schengen

Ngoài ra, phí thị thực và phí dịch vụ đều không được hoàn lại nếu bạn bị từ chối cấp visa.Trong khi đó, Bảo hiểm du lịch quốc tế chỉ có mức phí từ 14.000đ/người/ngày. Và việc tham gia bảo hiểm sẽ giúp tăng khả năng “đậu” visa cao hơn. 

Hơn nữa, việc tham gia Bảo hiểm du lịch quốc tế sẽ giúp bạn chi trả khoản viện phí khổng lồ từ 10.000-100.000$/chuyến đi nếu chẳng may gặp các rủi ro bất ngờ về sức khỏe hoặc tai nạn. 

Do đó, tham gia Bảo hiểm du lịch quốc tế là một giải pháp tài chính thông minh vừa giúp dễ “đậu” visa Schengen vừa đảm bảo cho bạn và gia đình trước những rủi ro bất chợt có thể xảy ra trong chuyến đi.

» Mua ngayBảo hiểm du lịch quốc tế

» Xem chi tiết: Bảo hiểm du lịch quốc tế 

.
icon
Vui lòng để lại thông tin liên hệ VBI sẽ tư vấn ngay cho bạn
Gửi thông tin