Cách khắc phục khi xe bị ngập nước, chết máy

11:33 11/09/2024

Khi xe máy bị ngập nước hoặc đi qua vùng ngập nước sâu, nước có thể xâm nhập vào các bộ phận quan trọng của xe.  Điều này khiến cho hệ thống điện bị ảnh hưởng, dễ xảy ra hiện tượng chập điện, cháy nổ hoặc làm ẩm motor. Đồng thời có thể khiến cho ắc quy bị hỏng, không khởi động được xe. Hệ lụy sẽ gây tốn thời gian cũng như chi phí để khắc phục. 

Chính vì thế, bạn không nên di chuyển xe máy đi qua những đoạn đường bị ngập nước sâu, trên 25cm. 

Cách khắc phục khi xe bị ngập nước, chết máy

1. Cách xử lý xe chết máy khi ngập nước

Trong trường hợp xe bị ngập nước chết máy, bạn tuyệt đối không khởi động lại xe máy để tránh hiện tượng thủy kích khiến động cơ hư hỏng nặng hơn, chi phí sửa chữa rất tốn kém. Giải pháp duy nhất trong trường hợp này là bạn nên tắt máy, tìm cách đẩy xe máy lên chỗ cao hoặc tìm cách nâng gầm xe lên và gọi cứu hộ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một trong những cách xử lý sau:

1.1. Cách khắc phục khi xe số bị ngập nước, làm chết máy đột ngột

Bước 1: Khi xe số bị ngập nước, làm chết máy đột ngột, bạn nên dắt xe đến nơi khô ráo và nổ máy 1 - 2 lần. 

  • Nếu xe vẫn không hoạt động thì không nên cố nổ máy bởi điều này có thể sẽ làm cho xe bị hư hỏng nặng hơn.
  • Nếu người điều khiển nổ máy được thì nên đạp cần số về 0 và rồ ga lên để giải phóng lượng nước có trong pô xe ra ngoài.

Bước 2: Bạn có thể sử dụng tua vít để tháo bugi xe máy ra và lau thật khô rồi lắp lại. Đối với xăng cũ và dầu trong xe, bạn cần khóa xăng và xả toàn bộ số xăng cũ còn đọng lại trong bộ chế hòa khí, đồng thời cũng xả hết dầu trong khoang máy.

Bước 3: Bạn nên tiến hành vệ sinh khoang máy, thay dầu mới vào, và sử dụng các thiết bị chuyên dụng để sấy khô, vệ sinh sạch các đầu mối điện trong hệ thống điện, điều này giúp cho các bộ phận này không bị ăn mòn, oxy hóa và chập điện.

1.2. Cách khắc phục xe ga bị ngập nước

Đối với xe tay ga bị ngập nước, đường ống thông hơi của hộp số tự động được thiết kế khá thấp nên nước rất dễ lọt vào bên trong. Điều này khiến cho dầu máy bị axit hóa và chuyển từ màu vàng sang màu trắng đục. 

Các bước thao tác cần thiết để xử lý khi xe máy bị ngập nước:

Bước 1: Tháo bugi ra và lau thật khô rồi lắp lại như cũ: Khi đề máy xe không nổ nhưng vẫn có âm thanh của kích điện là dấu hiệu cho thấy có thể bugi bị dính nước. Lúc này chủ xe nên nhanh chóng tháo bugi, khởi động xe thêm vài lần để loại bỏ nước trong xi lanh. Dùng khăn khô hoặc giấy để lau khô bugi rồi lắp lại như cũ. 

Bước 2: Xả hết dầu trong khoang máy: Nên kiểm tra dầu nhớt sau khi xe máy bị ngập nước, đặt biệt là trong thời gian dài, qua đêm. Dấu hiệu cho thấy dầu nhớt vào tới động cơ là dung dịch có màu không đồng đều hoặc có màu trắng đục. Khi phát hiện điều này, chủ xe cần vệ sinh khoang máy thay dầu nhớt trước khi cố gắng khởi động lại. 

Bước 3: Sấy khô các đầu mối điện: Mạch điện dễ bị hư hỏng khi bị nước vào, và gây ra các hiện tượng nghiêm trọng. Vì vậy, để tránh tình trạng hệ thống điện bị chập hoặc cháy, dẫn đến việc phải thay mới phụ kiện thì phải sấy khô các đầu mối điện ngay.

Bước 4: Sấy khô hệ thống phanh: Sử dụng mỡ hoặc dầu mấy để tẩy sạch các tạp chất dính ở bộ phận chân phanh, xích hoặc cần đạp khởi động. Sau đó sấy khô hệ thống phanh để giảm khả năng má phanh bị chai dẫn đến giảm hiệu suất hoạt động. 

1.3. Cách khắc phục xe máy điện bị ngập nước

Trường hợp 1: xe không chạy được khi mở khóa điện vẫn báo, nhưng vặn tay ga thì xe không chạy: Bạn nên để xe ở nơi khô ráo, không bị mưa hay mực nước cao. Sau đó sử dụng máy thổi hơi hoặc máy sấy tóc làm khô bộ tay phanh hai bên để xe có thể chạy được. 

Trường hợp 2: Xe máy điện đã bị ngập nước: 

Bước 1: Tháo pin ra khỏi xe để tránh tình trạng chập cháy điện.

Bước 2: Xịt nước toàn bộ thân xe để rửa sạch bùn đất. Chú ý để không làm ướt những bộ phận có mạch điện như: motor, ắc quy, bộ điều khiển,...

Bước 3: Sử dụng khăn khô lau toàn bộ thân xe. Ở những vị trí khó lau bằng khăn có thể dùng máy sấy tóc (nhiệt độ khoảng 40 độ C) để làm khô.

Bước 4: Lắp lại pin và khởi động xe.

Lưu ý trong trường hợp xe bị ngập nước vào pin (pin ắc quy hoặc pin lithium), tuyệt đối không được khởi động xe mà hãy mang xe đến các cửa hàng sửa chữa, showroom, đại lý xe máy điện gần nhất để được hỗ trợ xử lý kịp thời. 

Để đảm bảo phương tiện được hoạt động ổn định lâu dài, người dùng nên mang xe đến các trung tâm, cửa hàng sửa chữa để đội ngũ kỹ thuật viên kiểm tra và vệ sinh kỹ các chi tiết bên trong động cơ.

2. Cách chạy xe không bị chết máy khi đi vào vùng ngập nước

Nếu cần di chuyển qua các vùng nước sâu, bạn cần lưu ý một số cách sau đây để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro nhất: 

2.1. Xe số: Cách chạy xe số không bị chết máy khi đi vào vùng ngập nước là người điều khiển xe số qua những nơi bị ngập lụt nên về số của xe ở số thấp là số 1 hoặc 2 để đi, chú ý giữ đều ga, giữ chặt tay lái và chạy từ từ qua khu vực bị ngập. Lưu ý, không rồ ga, phanh gấp vì sẽ khiến xe dễ tắt máy hơn.

2.2. Xe tay ga: Đối với xe tay ga, người điều khiển cần lưu ý điều khiển chậm, kiểm soát tốt tốc độ và đều ga - không lên ga quá cao cũng như không để ga quá thấp. Tuyệt đối không được giảm ga trong suốt quá trình, việc này sẽ gây chết máy ngay lập tức. Nếu gặp nơi nước ngập sâu qua ống pô xe thì không nên điều khiển xe qua những nơi đó.

2.3. Đối với xe máy điện: Do thiết kế của loại xe điện này sử dụng pin hoặc ắc quy nên khi đường bị ngập lụt, bạn tuyệt đối không được đi xe qua vùng này, vì khi đó nước rất dễ vào ắc quy hoặc pin, mà một khi ắc quy hay pin ngập nước thì sẽ bị hỏng và chắc chắn bạn sẽ phải thay mới ngay.

3. Kiểm tra, bảo dưỡng xe máy sau khi đi qua vùng nước ngập

Ngay khi xe đã may mắn đi qua dòng nước, bạn cần nhấn phanh nhẹ nhàng kết hợp với rà phanh. Động tác này nhằm loại bỏ nước bám vào phanh, giúp má phanh nhanh ráo nước, vận hành hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn nên tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng xe, để đảm bảo mọi chi tiết hoạt động của xe ổn định và đảm bảo tính an toàn khi tham gia giao thông. 

3.1. Kiểm tra hệ thống phanh

Việc kiểm tra hệ thống phanh là điều bắt buộc. Nước có thể làm giảm hiệu quả của phanh, đặc biệt là khi phanh bị ướt. Để khôi phục khả năng phanh, chủ xe nên thực hiện phanh nhẹ nhiều lần, giúp loại bỏ nước và tăng cường khả năng bám đường. Nếu sau khi thực hiện các bước này mà phanh vẫn không đạt hiệu quả như mong muốn, cần phải tháo ra để kiểm tra sâu hơn hoặc thay thế má phanh nếu chi tiết này đã bị ngâm nước quá lâu.

3.2. Kiểm tra dầu động cơ

Nước có thể lẫn vào dầu máy, làm giảm khả năng bôi trơn và có thể gây hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ. Dầu máy bị lẫn nước thường chuyển sang màu trắng sữa, đây là dấu hiệu nhận biết cực kỳ rõ ràng khi xả dầu. Trong trường hợp này, chủ xe cần phải thay dầu máy ngay lập tức và kiểm tra các bộ phận chi tiết liên quan để đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru.

3.3. Kiểm tra lọc gió động cơ

Hệ thống lọc gió cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Nước có thể thấm vào bộ lọc gió, gây ra hiện tượng tắc nghẽn và làm giảm hiệu suất của động cơ. Một bộ lọc gió tắc nghẽn không chỉ làm giảm khả năng hút không khí vào buồng đốt, mà còn có thể khiến xe tăng mức tiêu thụ nhiên liệu và giảm hiệu suất. Do đó, việc kiểm tra và thay thế bộ lọc gió là rất quan trọng.

3.4.Kiểm tra hệ thống điện

Hệ thống điện của xe máy cũng không thể bị bỏ qua. Các phần như bugi, dây điện, rơ le, cầu chì và công tắc có thể bị ẩm ướt và gây ra các vấn đề nghiêm trọng như khó khởi động xe hoặc xe chết máy. Để khắc phục tình trạng này, chủ xe nên kiểm tra và làm khô các chi tiết này. Nếu phát hiện có dấu hiệu hư hỏng, cần thay thế ngay để đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định.

4. Tham gia Bảo hiểm TNDS xe máy 

Ngoài việc kiểm tra vào bảo dưỡng xe khi đi qua vùng nước ngập sâu, bạn cũng nên tham gia Bảo hiểm trách nhiệm dân sự  (TNDS) xe máy. Đây là bảo hiểm bắt buộc người sử dụng phương tiện xe máy phải tham gia dù muốn hay không. Trong trường hợp Người điều khiển xe máy không có Giấy chứng nhận bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt từ 100-200 nghìn VNĐ. 

Trong đó, Bảo hiểm TNDS xe máy là bảo hiểm cho TNDS của chủ xe cơ giới với bên thứ ba khi xảy ra rủi ro. Với đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sẽ là TNDS của người được bảo hiểm với người thứ ba.

  • Về người: 150 triệu đồng/người/1 vụ tai nạn (đối với người thứ ba và hành khách theo HĐVC hành khách).

  • Về tài sản: 50 triệu đồng/xe/1 vụ tai nạn

  • Người ngồi trên xe: 10 triệu đồng/ người/1 vụ tai nạn

Bạn có thể tham gia Bảo hiểm TNDS xe máy trên hệ thống website, app và mini zalo app MyVBI mọi nơi mọi lúc, nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải đi lại nhiều lần. 

» Website: Bảo hiểm TNDS xe máy 

»Tải app MyVBI: http://onelink.to/88hdm7 

» Mini zalo app MyVBI: https://zalo.me/s/122965743867895723/   


 

.
icon
Vui lòng để lại thông tin liên hệ VBI sẽ tư vấn ngay cho bạn
Gửi thông tin