Mùa hè đến, nhu cầu tìm kiếm các tổ chức trại hè, hoạt động ngoại khóa của các bậc phụ huynh tăng cao. Lợi dụng điều này, một số nhóm đối tượng đã thực hiện các hành vi giả mạo trại hè, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản tinh vi. Nhiều phụ huynh đã bị mất số tiền từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng. 

Các quảng cáo khóa học này bao gồm những chương trình hấp dẫn như "Trại hè quân đội nhí 2024", "Trại hè kỹ năng CAND", "Trại hè chiến sỹ công an tương lai" và nhiều loại trại hè khác, nơi các em được rèn luyện nhiều kỹ năng. 

Một số trang giả mạo (Ảnh: VTV)

Theo ông Nguyễn Phú Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, vào mùa hè, các trang web và tài khoản mạng xã hội giả mạo bắt đầu hoạt động mạnh mẽ. Các đối tượng lừa đảo tạo niềm tin bằng cách giới thiệu địa điểm trại hè là trụ sở của các đơn vị Quân đội – Công an và đăng tải hình ảnh, bài viết từ các trang chính thống của các lực lượng này. Sau đó, họ gửi các tiêu chí tham gia, mã ứng viên và dẫn dắt nạn nhân trao đổi qua mạng xã hội Zalo của "chuyên viên".

Những kẻ lừa đảo còn hứa hẹn các cháu sẽ được miễn phí ăn, ở và tham gia các hoạt động thú vị. Đổi lại, học viên phải thực hiện các nhiệm vụ như mua các đơn hàng, đặt thử vé máy bay trực tuyến... và được hoàn lại tiền, hoặc đặt cọc trước một khoản tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Ban đầu, chi phí thực hiện các nhiệm vụ chỉ vài triệu đồng, nhưng sau đó tăng lên đến vài chục triệu đồng.

Một phụ huynh là nạn nhân kể rằng, có nhiều tin nhắn của các phụ huynh nói hoàn thành đơn hàng và nhận lại được tiền đã chuyển chỉ sau vài phút.

"Có người bảo hàng ngày chị vẫn nhận tiền về mà em, chị đã tham gia một tuần nay. Lúc đó mình tin và bắt đầu đi xoay số tiền đó", vị phụ huynh này cho biết.

Theo ông Trần Xuân Mạnh, Trưởng Ban Biên tập điện tử, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng - đơn vị tổ chức trại hè quân đội, công an tại Hà Nội, cho hay: "Các đối tượng có thể yêu cầu nộp tiền luôn trước khi trao đổi tiếp, thứ hai sẽ đưa ra một vài khuyến nghị chị phải đóng tiền để nhận được giải thưởng sau đó tham gia chương trình khác và cuối cùng mới dẫn đến trại. Các phụ huynh cần tỉnh táo",

Để phòng tránh các thủ đoạn lừa đảo này, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia khuyến nghị phụ huynh cần cảnh giác và tuân theo các biện pháp sau:

  1. Xác minh thông tin: Khi muốn đăng ký cho con tham gia các khóa trải nghiệm hoặc kỹ năng, hãy liên hệ trực tiếp hoặc gọi điện thoại đến các trường hoặc đơn vị tổ chức để xác minh thông tin.
  2. Tránh đăng ký trực tuyến: Nên thực hiện việc đăng ký trực tiếp thay vì chuyển khoản qua mạng.
  3. Cẩn trọng với yêu cầu chuyển tiền: Tuyệt đối không chuyển tiền cho bất kỳ ai mà không xác định rõ danh tính và lý do chính đáng.
  4. Nếu phát hiện mình bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hãy báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ và hướng dẫn giải quyết.

Bên cạnh việc chủ động nâng cao kiến thức về an ninh mạng, hãy trang bị lá chắn Bảo hiểm An ninh mạng Cyber Risk, an tâm giao dịch chỉ với 3.000đ/tháng, bảo vệ lên đến 50 triệu đồng trước các rủi ro.

Hãy luôn thận trọng và cảnh giác để bảo vệ tài sản và sự an toàn của gia đình trong mùa hè sắp tới.
 

.
icon
Vui lòng để lại thông tin liên hệ VBI sẽ tư vấn ngay cho bạn
Gửi thông tin