Lương hưu chính là khoản phí được chi trả cho người lao động đã đến độ tuổi về hưu khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trước đó. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cách tính lương hưu bảo hiểm mới nhất. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải đáp mọi thắc mắc này nhé!
1. Điều kiện hưởng lương hưu bảo hiểm
1.1 Đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc
Người lao động (NLĐ) đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam hoặc đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ.
Trường hợp 2: Nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên; đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nam hoặc đủ 50 tuổi 8 tháng đối với nữ.
1.2 Đối với người tham gia BHXH tự nguyện
Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Điều kiện để người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu là đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ hoặc đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam, đồng thời có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
2. Cách tính lương hưu bảo hiểm mới nhất
Cách tính mức lương hưu bảo hiểm hàng tháng (Mbqtl) = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
2.1. Cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng
Tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng phụ thuộc vào bạn là nam hay nữ hoặc là đối tượng nằm trong diện được xét hưởng chế độ đặc biệt khi bị suy giảm khả năng lao động hay không.
- Về hưu trước ngày 01/01/2018
Nam: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%
Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 3%
- Về hưu từ ngày 01/01/2018
Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%
Nam:
+ Về hưu từ 01/01/2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 16 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 17 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 18 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 19 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 20 năm) x 2%.
Lưu ý: Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa của NLĐ khi về hưu là 75% mức lương đóng BHXH.
2.2. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Với những nhóm đối tượng tham gia BHXH khác nhau thì cách tính mức bình quân tiền lương hoặc thu nhập đóng BHXH cũng có sự khác biệt. Cụ thể:
- Đối với NLĐ chỉ tham gia BHXH bắt buộc, mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH / Tổng số tháng đóng BHXH
- Đối với NLĐ tham gia cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, mức bình quân tiền lương = (Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH tự nguyện) / Tổng số tháng đóng BHXH
- Đối với NLĐ chỉ tham gia BHXH tự nguyện, mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH / Tổng số tháng đóng BHXH
Lưu ý: Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh theo hệ số trượt giá được ban hành tại thời điểm hưởng. Cụ thể:
Bảng hệ số trượt giá áp dụng đối với người hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2022 - 31/12/2022 (theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH)
Khi đó, Tiền lương tháng đóng BHXH (đã được điều chỉnh) của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Hệ số trượt giá của từng năm tương ứng
3. Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian có tháng lẻ từ 1 đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 đến 11 tháng được tính là một năm.
4. Có nên tham gia bảo hiểm sức khỏe khi đã có bảo hiểm y tế?
Nếu bạn là đối tượng đang hưởng lương hưu sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng Bảo hiểm y tế và được hưởng các quyền lợi chăm sóc sức khỏe của Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, người già hay gặp các vấn đề về xương khớp, tiêu hóa và hô hấp,…khiến sức khoẻ giảm sút, thường xuyên phải đi khám chữa bệnh nhiều nơi với chi phí rất tốn kém. Khi đó, nếu bạn tham gia bảo hiểm sức khỏe tự nguyện cũng là giải pháp giúp tuổi nghỉ hưu của bạn thêm an nhàn.
Hiện nay, VBI đang cung cấp gói bảo hiểm sức khỏe VBI Care với 06 chương trình bảo hiểm có mức phí linh hoạt và quyền lợi bảo hiểm cao. Nếu tham gia thêm gói Bảo hiểm sức khỏe VBI Care dù đã có bảo hiểm y tế, bạn còn có thể được bảo vệ toàn diện với các quyền lợi “cao cấp” hơn như:
- Được chọn nơi khám chữa bệnh: Bao gồm bệnh viện nhà nước, bệnh viện tư nhân, bệnh viện quốc tế, không phân biệt cùng tuyến hay khác tuyến vẫn được chi trả lên tới 100% quyền lợi nằm trong phạm vi bảo hiểm.
- Được bảo lãnh viện phí: Khi bạn khám và chữa bệnh tại hơn 300 bệnh viện cơ sở y tế liên kết với VBI trên toàn quốc, VBI sẽ bảo lãnh thanh toán trước các chi phí khám và chữa bệnh trong trong phạm vi bảo hiểm.
- Hạn mức chi trả lớn, lên đến 2 tỷ đồng: Quyền lợi bảo hiểm bao gồm các chi phí Điều trị nội trú, phẫu thuật; Điều trị ngoại trú, Thai sản, Nha khoa, chi phí y tế do tai nạn…
- Bồi thường đối với các đơn thuốc ngoài quy định của bảo hiểm y tế. Khai báo bồi thường qua app MyVBI siêu nhanh chóng, tiện lợi.
» Mua ngay: Bảo hiểm sức khỏe VBI Care
Từ đây, bạn và gia đình sẽ luôn an tâm, tận hưởng cuộc sống khi đã được bảo vệ toàn diện trước những nguy cơ về bệnh tật.