Lợi dụng việc người dân gặp khó khăn khi xác thực sinh trắc học, nhiều đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng đã liên hệ đề nghị “hỗ trợ” nhằm đánh cắp thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn 'hỗ trợ' cài đặt sinh trắc học để lừa đảo

Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, từ 1/7/2024, các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày sẽ phải xác thực bằng khuôn mặt.

Để thực hiện giao dịch tuân thủ theo Quyết định số 2345, người dân, khách hàng cần bổ sung và cập nhật thông tin sinh trắc học với các ngân hàng bằng 2 phương thức: Qua ứng dụng ngân hàng điện tử (mobile banking app) hoặc trực tiếp tới chi nhánh/phòng giao dịch.

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, mục đích của việc phải xác thực khuôn mặt là đảm bảo chính chủ đang thực hiện giao dịch, đây là công nghệ hạn chế tối đa khả năng làm giả và sẽ có tính bảo mật cao nhất. Trường hợp khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng lừa đảo, cơ quan công an sẽ nhanh chóng xác định được danh tính qua đối chiếu với thông tin trên căn cước gắn chip.

Đối tượng lừa đảo nhanh chóng tung chiêu

Trong quá trình bổ sung/ cập nhật sinh trắc học, khách hàng gặp các vấn đề liên quan đến căn cước công dân, nhận diện khuôn mặt, thiết bị di động thích hợp, chưa rõ thông tin hướng dẫn. Lợi dụng bối cảnh này, một số đối tượng lừa đảo đã mạo danh nhân viên ngân hàng và cán bộ quản lý cơ quan Nhà nước, liên hệ người dân đề nghị “hỗ trợ" nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin.

Chị L. (SN 1980 trú tại Sơn La) cho biết, chị được một đối tượng xưng là cán bộ ngân hàng gọi điện và kết bạn qua Zalo để giả hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học.
Sau đó, đối tượng yêu cầu chị cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt, hoặc yêu cầu gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ,... Chưa dừng lại, các đối tượng yêu cầu chị truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng trên điện thoại. Theo chị L, những ứng dụng/ phần mềm chứa mã độc này có giao diện, hình ảnh gần tương tự với ứng dụng chính thống của Cơ quan nhà nước và các tổ chức tín dụng. May mắn, chị L đã nghi ngờ và từ chối cung cấp thông tin cho đối tượng. Đối với trường hợp khác nếu không may bị kẻ gian lợi dụng, khi lấy được thông tin, các đối tượng sẽ chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng và sử dụng thông tin của người dân vào các mục đích xấu.

Chủ động phòng ngừa triệt để “bẫy lừa đảo” công nghệ

Lá chắn bảo vệ 3 lớp cho mọi giao dịch an toàn

Trước diễn biến phức tạp và hành động tinh vi của các đối tượng lừa đảo, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đề nghị người dân tuyệt đối không cung cấp dữ liệu cá nhân, mã OTP cho bất kỳ ai kể cả nhân viên ngân hàng. Do vậy, người dân tuyệt đối cảnh giác và không truy cập các đường link lạ hay tải ứng dụng theo yêu cầu của người lạ; không mua bán, trao đổi, cho thuê, mượn tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, giấy tờ tùy thân. Người dân nên cài đặt bảo mật hai lớp và hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, người dùng cần chủ động trang bị lá chắn bảo hiểm để an tâm 100% giao dịch được thực hiện an toàn. Là một trong những đơn vị bảo hiểm tiên phong công nghệ, Bảo hiểm VietinBank - VBI đã nghiên cứu và ra mắt sản phẩm Bảo hiểm An ninh mạng Cyber Risk như một giải pháp nhằm san sẻ rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho người dùng trong trường hợp không may trong thời đại số. Với số phí rất nhỏ chỉ từ 3.000đ/tháng, khách hàng có thể dễ dàng sở hữu bảo hiểm có quyền lợi lên tới 50 triệu đồng - gấp gần 17.000 lần số phí tham gia bảo hiểm.

Khách hàng không may gặp tổn thất tài chính phát sinh trực tiếp từ các rủi ro an ninh mạng trong thời gian được bảo hiểm như: Thực hiện giao dịch chuyển tiền do liên lạc điện tử giả mạo dẫn đến thiệt hại tài chính; Cung cấp thông tin tài khoản tại các website giả mạo tổ chức tài chính dẫn đến mất thông tin và bị bên thứ 3 thực hiện giao dịch chuyển tiền trái phép; Đối tượng xấu giả danh cán bộ của Ngân hàng VietinBank hoặc cơ quan Công an thực hiện lừa đảo; Thiết bị điện tử của khách hàng bị phần mềm độc hại tấn công dẫn đến tài khoản bị xâm nhập và bên thứ 3 thực hiện giao dịch chuyển tiền trái phép.

Đây là sản phẩm phù hợp cho mọi khách hàng, đặc biệt là những khách hàng cần thực hiện giao dịch tài chính trực tuyến thường xuyên. Người dùng có thể dễ dàng đăng ký gói bảo hiểm an ninh mạng khi thực hiện giao dịch trên ứng dụng iPay của VietinBank hoặc trên ứng dụng đối tác của VBI như Viettel Money.

Trong thời gian qua, Bảo hiểm VietinBank - VBI đã chi trả quyền lợi Bảo hiểm An ninh mạng-Cyber Risk đúng như cam kết đối với các khách hàng bị đối tượng xấu giả danh cơ quan chức năng lừa đảo rút sạch tiền trong tài khoản ngân hàng.

.
icon
Vui lòng để lại thông tin liên hệ VBI sẽ tư vấn ngay cho bạn
Gửi thông tin