Các khoản chi mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao động có được tính vào chi phí được trừ không?

15:39 12/09/2022

Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với khoản chi mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao động được Cục thuế TP. Hà Nội ban hành tại công văn 7431/CTHN-TTHT. 

Bảo hiểm sức khỏe VBI Care bảo vệ toàn diện sức khỏe cho bạn và gia đình

1. Bảo hiểm sức khỏe có được tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp? 

Căn cứ Thông tư 96/2015/TT-BTC tại Điều 4 sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định như sau: Các khoản chi có tính chất phúc lợi doanh nghiệp chi trực tiếp cho người lao động bao gồm: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo, chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác”. 

Nếu tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp và đáp ứng đủ điều kiện theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì khoản chi mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao động được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. 

Để khoản chi phí mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao động được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những chứng từ sau:

  • Hồ sơ mua bảo hiểm cho người lao động.
  • Chứng từ thanh toán đối với khoản mua bảo hiểm.

Lưu ý cách xác định tháng lương thực hiện bình quân: 

Theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, quy định về việc tính tháng lương bình quân thực tế như sau: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn năm 2022 có quỹ lương thực tế thực hiện là 24 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2016 của doanh nghiệp = 24 tỷ đồng : 12 tháng = 2 tỷ đồng.

Trong đó, quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế). 

2. Đóng bảo hiểm sức khỏe có chịu thuế thu nhập cá nhân? 

Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính nêu rõ: “Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

Như vậy, theo hướng dẫn nêu trên thì chi phí bảo hiểm sức khỏe mà người sử dụng lao động mua cho người lao động là khoản chi bảo hiểm không bắt buộc không tích lũy về phí bảo hiểm thì không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. 

Quý khách cần tư vấn mua Gói Bảo hiểm VBI phù hợp? Vui lòng liên hệ với nhân viên kinh doanh: 0869120618

Nguồn: https://luatvietnam.vn/ 

Bảo hiểm sức khỏe
.
icon
Vui lòng để lại thông tin liên hệ VBI sẽ tư vấn ngay cho bạn
Gửi thông tin