Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi và phương pháp chăm sóc trẻ đúng cách

15:36 23/05/2022

Vi rút sởi có hình cầu, đường kính rất nhỏ, chỉ khoảng 100 - 250nm. Khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, vi rút gây bệnh có thể phát tán ra ngoài không khí. Người chưa có miễn dịch hít vào sẽ bị lây bệnh. Chính vì tốc độ lây lan nhanh chóng mà sởi trở thành một trong những bệnh truyền nhiễm đáng lưu ý nhất hiện nay. Dịch sởi bùng phát rất khó kiểm soát, dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Hình ảnh của bệnh sởi ở trẻ em

1. Triệu chứng của bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi ở trẻ em diễn tiến qua 4 giai đoạn, cụ thể:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 8 – 11 ngày với các biểu hiện nhẹ như mệt mỏi, biếng ăn và biếng chơi. 

  • Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn trẻ gặp phải hội chứng nhiễm khuẩn, sốt nhẹ hoặc vừa, sau đó sốt cao từ 38,5 – 40 độ C. Trẻ dễ quấy khóc, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, ăn vào dễ bị nôn hoặc tiêu chảy.

  • Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện các nốt ban trên cơ thể. Trình tự mọc ở sau tai, lan ra mặt, sau đó lan xuống cổ, ngực, lưng, tay và lan đến chân. Đặc điểm của nốt ban là dạng ban hồng, kích thước nhỏ, mọc rải rác hoặc dính liền với nhau thành từng đám tròn 3 – 6mm trên bề mặt da. 

  • Giai đoạn hồi phục: Các nốt ban dần biến mất và để lại vết thâm trên da.

2. Đối tượng nào dễ mắc bệnh sởi?

Sởi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hại mà bất cứ ai chưa được gây miễn dịch đều có thể mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Hơn 90% người dưới 20 tuổi đã bị mắc bệnh sởi, nhất là lứa tuổi trước thời kỳ tiêm chủng. Đây là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

3. Bệnh sởi lây truyền như thế nào?

Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12 -15 ngày, có trường hợp lên đến 20 ngày. Thời gian bệnh dễ lây truyền nhất là khoảng 4 ngày trước khi phát ban cho đến 4 - 5 ngày sau khi phát ban. Trong đó 4 ngày trước khi phát ban là thời kỳ lây truyền mạnh mẽ nhất, do chính bản thân người bệnh không biết mình đang mắc bệnh, vẫn tiếp xúc bình thường với mọi người xung quanh.

Sởi lây truyền qua đường hô hấp, do nước bọt của người bệnh bắn vào không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tiết dịch của người bệnh. Đôi khi bạn có thể lây bệnh một cách gián tiếp thông qua các đồ vật đã dính vi rút gây bệnh. Thông thường, nếu một người trong gia đình bị mắc sởi thì nhưng người còn lại (người chưa có miễn dịch) sẽ bị lây bệnh.

Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao. Bất cứ ai chưa có miễn dịch đều có khả năng mắc bệnh. Thời điểm dịch sởi bùng phát thường là từ tháng 2 đến tháng 4 - khoảng thời gian giao mùa đông - xuân. Bệnh chỉ có thể kiểm soát khi đạt được trên 95% tỷ lệ miễn dịch sởi trong cộng đồng. Chính vì thế, người lớn và trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin sởi để tăng khả năng miễn dịch với vi rút gây bệnh.

4. Cần cách ly bao nhiêu ngày để tránh lây bệnh sởi?

Khi phát hiện sởi triệu chứng cần nhanh chóng cách ly để tránh lây lan bệnh:

  • Hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh trong vòng 7 ngày kể từ khi phát ban.

  • Trẻ nhỏ nên nghỉ học ít nhất 4 ngày tính từ ngày phát ban. Nếu có thể nên nghỉ thêm để tránh lây bệnh cho các học sinh khác.

  • Bệnh nhân sởi điều trị trong bệnh viện cần cách ly đường hô hấp cho đến ngày thứ 4 sau khi phát ban.

5. Điều trị bệnh sởi bằng cách nào?

Khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh sởi, bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ phù hợp. Trường hợp trẻ bị sởi thông thường, đủ điều kiện cách ly và chăm sóc tại nhà, hãy áp dụng những cách chăm sóc trẻ sau theo hướng dẫn của bác sĩ: 

  • Hạ sốt: Áp dụng phương pháp hạ sốt vật lý như lau mát bằng khăn ấm hoặc sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol. 

  • Giữ vệ sinh cơ thể: Tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, thay quần áo thoáng mát, nhỏ mắt và nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. 

  • Dinh dưỡng hợp lý: Nên chế biến thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trường hợp bé bị tiêu chảy, viêm phổi thì nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm trong khẩu phần ăn. 

6. Cha mẹ có nên mua bảo hiểm sức khỏe cho bé?

Cha mẹ lưu ý, trẻ em có hệ miễn dịch rất yếu nên thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe như sốt, ho, sổ mũi, các bệnh về đường hô hấp và đường ruột. Đi viện thường xuyên với chi phí rất tốn kém khiến bạn lo lắng. Khi mua Bảo hiểm sức khỏe VBI Care cho con, với chi phí chỉ từ 1.000VNĐ/ngày con bạn sẽ nhận được các quyền lợi bảo hiểm sau:

  • Bảo hiểm tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn: do bệnh hoặc tai nạn,  quyền lợi bảo hiểm lên đến 2 tỷ VNĐ/năm. 
  • Bảo hiểm điều trị nội trú, phẫu thuật do bệnh: lên đến 400 triệu VNĐ/năm, bao gồm các chi phí nằm viện, phẫu thuật, điều trị trước và sau khi nhập viện, chi phí y tá chăm sóc tại nhà sau khi xuất viện, dịch vụ xe cứu thương trên lãnh thổ Việt Nam… 
  • Bảo hiểm điều trị ngoại trú: lên đến 32 triệu VNĐ/năm.Tối đa 10 lần khám/năm. 
  • Chi phí y tế do tai nạn: lên đến 200 triệu VNĐ/năm
  • Trợ cấp nằm viện do tai nạn: lên đến 60  triệu đồng. Tối đa 60 ngày/năm. 
  • Bảo hiểm nha khoa:  lên đến 10 triệu VNĐ/năm. Chi trả phí khám chữa răng bệnh lý tại các cơ sở y tế như nhổ răng khôn bệnh lý, chữa tủy răng sữa, điều trị viêm nướu răng cấp tính, viêm nha chu… hay gặp ở trẻ em.
  • Dịch vụ bảo lãnh viện phí: Gần 300 bệnh viện chất lượng cao trên toàn quốc (xem danh sách chi tiết tại đây).

7. Hướng dẫn mua bảo hiểm sức khỏe trực tuyến

Ngoài ra từ nay đến 31/05/2022, khi bố mẹ mua Bảo hiểm sức khỏe VBI Care cho con qua web/app My VBI và thanh toán qua ví điện tử MoMo sẽ có cơ hội hoàn tiền lên đến 150.000 VNĐ (xem chi tiết tại đây)

» Mua tại Website: https://bit.ly/3GSyI8C  

» Mua tại app My VBI: http://onelink.to/88hdm7 

Mua bảo hiểm sức khỏe cho con là món quà sức khỏe tuyệt vời nhất cha mẹ bảo vệ con trước những rủi ro trong cuộc sống. 

Tham khảo: https://vinmec.com/

Bảo hiểm sức khỏe cho trẻ em
Bệnh trẻ em
.
icon
Vui lòng để lại thông tin liên hệ VBI sẽ tư vấn ngay cho bạn
Gửi thông tin