Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em
1. Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Nguyên nhân gây bệnh do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối
Bệnh chân tay miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch.
2. Bệnh chân tay miệng thường xảy ra vào thời điểm nào trong năm?
Dịch tay chân miệng có thể gặp quanh năm. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tăng cao và khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Các biến chứng này bao gồm:
- Biến chứng về não bộ như: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não. Biểu hiện như giật mình, ngủ gà, bứt rứt, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược, rung giật nhãn cầu, yếu liệt chi, co giật, hôn mê,...
- Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch có thể tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời
3. Chẩn đoán bệnh chân tay miệng
Chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng, cụ thể:
Triệu chứng lâm sàng:
-
Khởi phát trong vòng 1 đến 2 ngày với triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy
-
Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như
-
Loét miệng: Xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, đau miệng dẫn đến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt, trẻ quấy khóc.
-
Phát ban trên da dạng phỏng nước: Vị trí xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông tồn tại khoảng 1 tuần, sau đó sẽ để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
-
Biểu hiện toàn thân như: Sốt nhẹ, nôn, nếu sốt cao cần chú ý các biến chứng dễ xảy ra.
-
Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh: Để chẩn đoán chính xác bệnh, cần thực hiện xét nghiệm RT- PCR hoặc phân lập virus để chẩn đoán xác định nguyên nhân
4. Cách chăm sóc trẻ tại nhà khi trẻ bị bệnh chân tay miệng
Một số trẻ còn gặp phải tình trạng viêm loét, với kích cỡ nốt loét khoảng 2mm – 3mm trong khoang miệng (má trong, lợi, lưỡi). Điều này gây cảm giác đau khi nhai nuốt, khiến trẻ biếng ăn hoặc ăn không ngon miệng. Với trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ (chỉ có mụn nước và loét miệng), bố mẹ có thể áp dụng cách chăm sóc tại nhà như:
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Cho trẻ ăn thức lỏng như cháo loãng hoặc súp để dễ tiêu hóa. Nên bổ sung nhiều chất lỏng cho cơ thể bệnh nhi, bao gồm nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây tươi hoặc dung dịch điện giải (Oresol) để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Trường hợp bé không thể nuốt chất lỏng, hãy truyền dịch qua đường tĩnh mạch theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Giữ gìn vệ sinh cho trẻ: Tắm cho bé mỗi ngày bằng nước ấm để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Sau khi tắm hãy thay quần áo mềm mại, rộng rãi và dễ thấm hút mồ hôi. Ngoài ra, phụ huynh nên chú ý cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ để giảm tổn thương do gãi ngứa.
- Về thuốc men: Dùng thuốc Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm đau và hạ sốt cho bé. Ở các vị trí tổn thương ngoài da, nên thoa dung dịch sát khuẩn như Betadine hoặc Glycerin borat để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
5. Cha mẹ có nên mua bảo hiểm sức khỏe cho bé?
Cha mẹ lưu ý, trẻ em có hệ miễn dịch rất yếu nên thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe như sốt, ho, sổ mũi, các bệnh về đường hô hấp và đường ruột. Đi viện thường xuyên với chi phí rất tốn kém khiến bạn lo lắng. Khi mua Bảo hiểm sức khỏe VBI Care cho con, với chi phí chỉ từ 1.000VNĐ/ngày con bạn sẽ nhận được các quyền lợi bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn: do bệnh hoặc tai nạn, quyền lợi bảo hiểm lên đến 2 tỷ VNĐ/năm.
- Bảo hiểm điều trị nội trú, phẫu thuật do bệnh: lên đến 400 triệu VNĐ/năm, bao gồm các chi phí nằm viện, phẫu thuật, điều trị trước và sau khi nhập viện, chi phí y tá chăm sóc tại nhà sau khi xuất viện, dịch vụ xe cứu thương trên lãnh thổ Việt Nam…
- Bảo hiểm điều trị ngoại trú: lên đến 32 triệu VNĐ/năm.Tối đa 10 lần khám/năm.
- Chi phí y tế do tai nạn: lên đến 200 triệu VNĐ/năm
- Trợ cấp nằm viện do tai nạn: lên đến 60 triệu đồng. Tối đa 60 ngày/năm.
- Bảo hiểm nha khoa: lên đến 10 triệu VNĐ/năm. Chi trả phí khám chữa răng bệnh lý tại các cơ sở y tế như nhổ răng khôn bệnh lý, chữa tủy răng sữa, điều trị viêm nướu răng cấp tính, viêm nha chu… hay gặp ở trẻ em.
- Dịch vụ bảo lãnh viện phí: Gần 300 bệnh viện chất lượng cao trên toàn quốc (xem danh sách chi tiết tại đây).
6. Hướng dẫn mua bảo hiểm sức khỏe trực tuyến
Ngoài ra từ nay đến 31/05/2022, khi bố mẹ mua Bảo hiểm sức khỏe VBI Care cho con qua web/app My VBI và thanh toán qua ví điện tử MoMo sẽ có cơ hội hoàn tiền lên đến 150.000 VNĐ (xem chi tiết tại đây)
» Mua tại Website: https://bit.ly/3GSyI8C
» Mua tại app My VBI: http://onelink.to/88hdm7
Mua bảo hiểm sức khỏe cho con là món quà sức khỏe tuyệt vời nhất cha mẹ bảo vệ con trước những rủi ro trong cuộc sống.
Tham khảo: https://vinmec.com/