Bệnh béo phì ở trẻ em có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

11:53 27/05/2022

Bệnh béo phì ở trẻ em rất nguy hiểm. Trẻ em béo phì tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, dễ gặp chứng ngưng thở khi ngủ và hội chứng giảm thông khí... Tham khảo ngay bài viết sau đây để nhận biết sớm các dấu hiệu về bệnh béo phì và có phương pháp chăm sóc trẻ đúng cách. 

1. Bệnh béo phì ở trẻ em là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, bệnh béo phì ở trẻ em là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trẻ bị béo phì có cân nặng cao hơn mức cân nặng nên có tương ứng với chiều cao hiện tại của trẻ.  Để đánh giá béo phì cha mẹ cần theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ theo tuổi.

Chỉ số khối cơ thể (BMI): BMI = Cân nặng (kg)/(Chiều cao)2 (m)

Bảng theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) cho trẻ

2. Bệnh béo phì ở trẻ em nguy hiểm đến mức nào?

Bệnh béo phì ở trẻ em rất nguy hiểm. Trẻ em thừa cân sẽ có nhiều nguy cơ trở thành người lớn béo phì. Căn bệnh trẻ em này còn mang đến một tương lai nhiều bệnh tật và hệ lụy xấu khi trưởng thành.

Trẻ bị béo phì có nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh tật và hệ lụy xấu khi trưởng thành.

Do đó, cha mẹ nên có biện pháp phòng thừa cân béo phì từ độ tuổi sơ sinh, mẫu giáo cho bé là rất cần thiết.

3. Nguyên nhân gây bệnh béo phì ở trẻ em

  • Do trẻ háu ăn, ít hoạt động và mất cân bằng năng lượng, lượng thu vào nhiều so với lượng tiêu hao làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngừng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.

  • Trẻ có bố mẹ, ông bà béo phì thường có nguy cơ dễ béo phì, có thể tìm thấy gen gây béo (leptin). Nếu bố mẹ cũng là người nặng cân thì đời con có đến 70–80% dễ bị béo phì. Trường hợp chỉ có một trong hai đấng sinh thành béo phì thì con số này ở đời con giảm còn 40–50%. Nếu cha mẹ đều không béo phì thì xác suất con sinh ra bị bệnh béo phì ở trẻ em chỉ chiếm khoảng 1%.

  • Trẻ béo phì do trẻ mắc các bệnh về suy giáp trạng, cường năng tuyến thượng thận, thiểu năng sinh dục, các bệnh về não hoặc do dùng thuốc.. 

4. Dấu hiệu trẻ bị béo phì mẹ cần biết

Việc nhận biết những dấu hiệu bệnh béo phì ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ có biện pháp phòng tránh kịp thời và duy trì tình trạng sức khỏe ổn định cho bé.

  • Số cân nặng của trẻ cao hơn so với mức bình thường. Một số vùng trên cơ thể như đùi, cánh tay, hai bên ngực, cằm bé xuất hiện mỡ thừa, việc đi lại của trẻ trông nặng nề

  • Bé thèm ăn, ăn nhiều thường xuyên. Bé luôn có nhu cầu ăn đồ ngọt, đồ ăn nhiều chất béo. 

5. Cách phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em

Mẹ có thể phòng bệnh béo phì ở trẻ em cho con bằng những phương pháp sau đây:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau sinh và tiếp tục cho trẻ bú đến 18-24 tháng.

  • Cho ăn đúng giờ theo bữa. 

  • Cho trẻ ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm; chế độ ăn dặm cân đối, hợp lý, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi. Khi trẻ bị béo phì thì chế độ ăn uống phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường, nước ngọt có ga. Chỉ cho trẻ ăn tại bàn ăn và không ăn nơi khác trong nhà. Cha mẹ không ép trẻ ăn, không yêu cầu trẻ phải ăn hết toàn bộ suất ăn. Không cho trẻ ăn nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Điều chỉnh các thói quen ăn uống: Cắn miếng nhỏ, nhai chậm, đặt đũa xuống giữa các lần nhai.

  • Trẻ dưới 6 tuổi chưa đòi hỏi phải tập thể dục thể thao nhưng khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ tham gia trò chơi vận động (đạp xe, nhảy dây, cò cò, năm mười…), phụ việc nhà vừa sức. Trẻ trên 6 tuổi thì ngoài những việc trên, cần tạo điều kiện cho trẻ tham gia các môn thể dục, thể thao vừa sức.

  • Cho trẻ ngủ đủ giấc: Thông thường trẻ cần ngủ 8 giờ mỗi ngày. Tờ Mirror mới trích dẫn thông tin từ tổ chức y khoa Millpond Children’s Sleep Clinic của Anh, trẻ thiếu ngủ có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì tăng hơn 58%.

6. Cha mẹ có nên mua bảo hiểm sức khỏe cho bé?

Cha mẹ lưu ý, trẻ em có hệ miễn dịch rất yếu nên thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe như béo phì, sốt, ho, sổ mũi, các bệnh về đường hô hấp và đường ruột. Đi viện thường xuyên với chi phí rất tốn kém khiến bạn lo lắng. Khi mua Bảo hiểm sức khỏe VBI Care cho con, với chi phí chỉ từ 1.000VNĐ/ngày con bạn sẽ nhận được các quyền lợi bảo hiểm sau:

  • Bảo hiểm tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn: do bệnh hoặc tai nạn,  quyền lợi bảo hiểm lên đến 2 tỷ VNĐ/năm. 
  • Bảo hiểm điều trị nội trú, phẫu thuật do bệnh: lên đến 400 triệu VNĐ/năm, bao gồm các chi phí nằm viện, phẫu thuật, điều trị trước và sau khi nhập viện, chi phí y tá chăm sóc tại nhà sau khi xuất viện, dịch vụ xe cứu thương trên lãnh thổ Việt Nam… 
  • Bảo hiểm điều trị ngoại trú: lên đến 32 triệu VNĐ/năm.Tối đa 10 lần khám/năm. 
  • Chi phí y tế do tai nạn: lên đến 200 triệu VNĐ/năm
  • Trợ cấp nằm viện do tai nạn: lên đến 60  triệu đồng. Tối đa 60 ngày/năm. 
  • Bảo hiểm nha khoa:  lên đến 10 triệu VNĐ/năm. Chi trả phí khám chữa răng bệnh lý tại các cơ sở y tế như nhổ răng khôn bệnh lý, chữa tủy răng sữa, điều trị viêm nướu răng cấp tính, viêm nha chu… hay gặp ở trẻ em.
  • Dịch vụ bảo lãnh viện phí: Gần 300 bệnh viện chất lượng cao trên toàn quốc (xem danh sách chi tiết tại đây).

7. Hướng dẫn mua bảo hiểm sức khỏe trực tuyến

Ngoài ra từ nay đến 31/05/2022, khi bố mẹ mua bảo hiểm cho con qua web/app My VBI và thanh toán qua ví điện tử MoMo sẽ có cơ hội hoàn tiền lên đến 150.000 VNĐ (xem chi tiết tại đây)

» Mua tại Website: https://bit.ly/3GSyI8C  

» Mua tại app My VBI: http://onelink.to/88hdm7 

Mua Bảo hiểm sức khỏe VBI Care cho con là món quà sức khỏe tuyệt vời nhất cha mẹ bảo vệ con trước những rủi ro trong cuộc sống. 

Tham khảo: https://vinmec.com/ 

.
icon
Vui lòng để lại thông tin liên hệ VBI sẽ tư vấn ngay cho bạn
Gửi thông tin