Bảo hiểm VietinBank – VBI chi trả kịp thời quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng “sập bẫy” lừa đảo mạo danh

09:51 25/09/2024

Thời gian qua, lừa đảo mạo danh có dấu hiệu bùng phát. Các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi khiến không ít người dân bị sập bẫy. Thể hiện vai trò đồng hành, san sẻ rủi ro tài chính với các khách hàng, Bảo hiểm VietinBank – VBI đã nhanh chóng tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm an ninh mạng cho các khách hàng không may trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo này

Lừa đảo mạo danh ngày càng phức tạp với nhiều chiêu trò mới nhằm thao túng người dùng 

Khách hàng Ninh Thị Hoạt trú tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương chia sẻ lại, ngày 5/5/2024, chị nhận được cuộc gọi từ đối tượng tự xưng là công an phường yêu cầu chị lên trụ sở công ty thành phố để cập nhật thông tin căn cước công dân trên hồ sơ điện tử. Qua trao đổi, biết chị đang bận chăm con nhỏ, đối tượng đã dẫn dắt, thao túng tâm lý để chị liên hệ tới đồng bọn của chúng để được hướng dẫn khai báo hồ sơ online. Đến đây, chị Hoạt đã đồng ý truy cập website dichvucong.dancuso.com (là website giả mạo do nhóm đối tượng lập ra) để tải ứng dụng khai báo về điện thoại. Sau khi tải ứng dụng, chị tiếp tục bị đối tượng lừa đảo yêu cầu nộp 10.000 tiền lệ phí qua ứng dụng chuyển tiền điện tử của ngân hàng. Khi thực hiện xong, phát hiện toàn bộ số tiền trong tài khoản gần 20 triệu đồng đã không cánh mà bay, chị mới biết mình đã bị lừa.

Tương tự chiêu trò mạo danh cơ quan chức năng, anh Trần Mạnh Tuấn - 38 tuổi sống tại Hà Đông, Hà Nội đã bị đối tượng giả danh là công an lừa đảo, chiếm đạt gần 30 triệu. Thủ đoạn mà nhóm đối tượng lừa đảo này sử dụng là gọi điện thoại tự xưng là cán bộ công an, thông báo anh cần nộp số tiền gần 100 triệu đồng do vi phạm luật giao thông. Do tâm lý lo sợ, mất bình tĩnh, anh Tuấn đã nhẹ dạ, làm theo các hướng dẫn của nhóm đối tượng nhằm xác minh vi phạm. Anh đã thực hiện 3 lần chuyển khoản với tổng số tiền gần 30 triệu đồng vào tài khoản mà đối tượng cung cấp. 

Cùng một chiêu bài mạo danh, khách hàng Ngô Thanh Hằng (trú tại Đống Đa, Hà Nội) có nhận được email có giao diện rất giống với hòm thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với nội dung yêu cầu cập nhật thông tin sinh trắc học theo quy định của nhà nước. Email cảnh báo rằng nếu không cập nhật thông tin qua đường link đính kèm, tài khoản ngân hàng của chị có thể bị tạm ngưng dịch vụ. Vì làm kinh doanh online tại nhà nên việc tài khoản ngân hàng bị khóa sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc và thu nhập của gia đình nên chị Hằng đã tin tưởng truy cập đường link và nhập các thông tin cá nhân như số CMND/CCCD. Đường link này sau đó dẫn đến trang thanh toán trực tuyến của ngân hàng để yêu cầu chị nhập thông tin tài khoản. Ngay khi thực hiện xong yêu cầu, chị phát hiện toàn bộ số tiền trong tài khoản đã bị rút. 
Do trước đó, chị Hoạt, anh Tuấn, chị Hằng đã đăng ký gói bảo hiểm an ninh mạng Cyber Risk của Bảo hiểm VietinBank nên ngay khi nhận thông tin từ các khách hàng, Bảo hiểm VietinBank đã tích cực làm việc với cơ quan chức năng và các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh công nghệ để điều tra sự việc, xác định phạm vi bảo hiểm và tiến hành chi trả quyền lợi cho khách hàng theo đúng quy định. 

  
Đại diện Bảo hiểm VietinBank trao quyền lợi bảo hiểm an ninh mạng tới khách hàng Ninh Thị Hoạt

Bảo hiểm an ninh mạng Cyber Risk của Bảo hiểm VietinBank là một trong những sản phẩm tiên phong trên thị trường nhằm bảo vệ khách hàng trước những rủi ro trong giao dịch trực tuyến như liên lạc điện tử giả mạo, tấn công mạng, website giả mạo, giả danh cơ quan chức năng. Với ưu điểm phí bảo hiểm thấp (chỉ 3.000 đồng/ tháng), quyền lợi bảo hiểm cao, sản phẩm đã và đang thể hiện vai trò là một giải pháp thiết thực nhằm bảo vệ, san sẻ tổn thất tài chính cho khách hàng trong trường hợp không may xảy ra.

.
icon
Vui lòng để lại thông tin liên hệ VBI sẽ tư vấn ngay cho bạn
Gửi thông tin